Người nhặt bóng golf (Caddy) là một công việc gắn liền với môn thể thao quý tộc. Nghe có vẻ hào nhoáng nhưng thực tế công việc này lại vô cùng vất vả và có những nỗi niềm đôi khi khó tỏ bày cùng ai.
Người nhặt bóng golf gọi là gì?
Golf là môn thể thao nước ngoài du nhập vào Việt Nam nên hầu hết thuật ngữ liên quan đến golf đều được giữ nguyên tiếng Anh. Người ta không gọi là “Nhân viên phụ vụ sân golf”, “nhân viên kéo bao gậy”, “nhân viên nhặt bóng golf” mà gọi bằng cái tên rất “Tây” - Caddy (Két đi).
Những Caddy sẽ được thuê để kéo xe golf chuyên dụng hoặc túi gậy của người chơi, lau bóng, nhặt bóng, ghi điểm cho người chơi, nhìn và phát hiện đường đi của bóng, đánh dấu bóng khi gần vào lỗ… Để làm được công việc này, ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, tác phong nhanh nhẹn, giải quyết vấn đề tốt…
Đặc biệt, là phải có sức khỏe tốt, bởi vì một ngày caddy golf có thể phải làm việc liên tục ngoài trời bất kể thời tiết nắng, gió, mưa… như thế nào. Hơn nữa, caddy phải đi theo một golfer kéo theo túi gậy nặng tới gần 30kg, đi bộ ít nhất 18 lỗ tương đương 7km. Trong trường hợp đông khách, caddy phải làm liên tiếp 2 ca với quãng đường phải đi lên tới 14km.
Chưa kể, khi làm việc thì phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của khách. Nếu gặp khách khó tính hoặc tâm trạng không tốt thì caddy có thể bị mắng một cách vô lý, và đuổi khỏi. Nếu gặp khách dễ tính, tâm lý, sởi lởi tiền bo thì các caddy làm việc thoải mái và nhiệt tình.
Caddy là công việc khá vất vả
Thu nhập của người nhặt bóng golf
Theo tìm hiểu từ một số nhân viên nhặt bóng tại Việt Nam, thu nhập cao từ nghề này là do tiền tip chứ mức lương cứng họ nhận được chỉ dao động ở mức 3-5 triệu đồng.
Mức thu nhập trung bình của Caddy dao động trong khoảng 8-12 triệu đồng. Còn một Caddy chuyên nghiệp, được nhiều khách book lịch, tháng đi làm đều… thì mỗi tháng thu nhập mỗi tháng có thể lên tới 20 triệu đồng.
Tuy nhiên để có được mức thu nhập đó, người nhặt bóng phải đánh đổi bằng bao giọt mồ hôi rơi trên sân, hoạt động không ngừng nghỉ và di chuyển liên tục để phục vụ các golfer. Chính vì tính chất công việc rất vất vả nên ít có Caddy gắn bó lâu dài với nghề.
Thu nhập của Caddy bao gồm lương cứng và tiền tip
Xem thêm: Hướng dẫn tập golf 3D tại Hà Nội
Những câu chuyện về nghề Caddy“làm dâu trăm họ”
Công việc của Caddy - những người làm việc ở môi trường môn thể thao quý tộc không hề hào nhoáng mà vô cùng vất vả và đầy rẫy nỗi niềm khó nói. Tưởng chừng như công việc nhặt bóng golf là rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được nhưng phía sau đó không hề đơn giản.
Trước hết, tiêu chí tuyển chọn Caddy khá khắt khe với yêu cầu là phải biết tiếng Anh cơ bản, sức khỏe tốt, luôn sẵn sàng làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mới đầu vào làm, các Caddy sẽ được đào tạo bài bản về cách giao tiếp và xử lý các tình huống trên sân. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc sẽ có những nỗi niêm vất vả mà không phải ai cũng thấu được.
Khi chưa làm, những sinh viên như Linh Nga (năm 3, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) hình dung công việc của Caddy tương dối nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi làm việc, cô mới thấu hết nỗi cực khổ của nghề này. Khách thường đánh 18 lỗ thì mình cũng phải đi theo họ, mỗi ngày trung bình đi bộ khoảng 4-5 giờ, tương đương cả chục cây số. Mà có phải đi không đâu, dưới trời nắng như đổ lửa, vác theo những hành lý lỉnh kỉnh như túi cát, gậy, bóng nặng hàng chục ký nữa.
Đặc biệt, khi ra sân làm việc vào mùa hè, Caddy phải mặc tới 2-3 chiếc áo cổ cao dài tay kín mít, bên ngoài thêm bộ đồng phục sân. Thế nhưng cái nắng gay gắt, bỏng rát vẫn làm làn da trở nên sạm đen, quần áo đầm đìa mồ hôi''.
Minh Huyền (Caddy sân Golf Đầm Vạc) chia sẻ: "Thời gian trung bình để khách chơi hết 18 lỗ golf thường kéo dài 4-5 giờ, thậm chí những người mới tập thì có thể lên đến 6 giờ. Những ngày trời đẹp, đông khách, một caddie có khi phải phục vụ liên tục 2 lượt người chơi, tương đương khoảng 8-12 giờ. Khi đó, Caddy thường không có được bữa ăn trọn vẹn mà chỉ tranh thủ lót dạ bằng chiếc bánh mỳ rồi tiếp tục trở lại công việc luôn''.
Nghề Caddy không hòa nhoáng như mọi người nhìn vào
Ngọc Anh (sân golf Long Biên) kể: "Có những vị khách chỉ cần nghe thấy tên trên túi gậy Caddy là ai cũng lắc đầu. Vì họ vô cùng khó tính và mỗi lần thua hay đánh hỏng là lại trút giận lên Caddy. Vì khách hàng là thượng đế nên dù khách quát mắng vô cớ thì các Caddy cũng phải nhẫn nhục chịu đựng. Có những golfer bề ngoài rất thanh lịch, thành đạt, họ nói chơi golf để giải trí, rèn luyện sức khỏe và tính kiên nhẫn. Thế nhưng thực tế trên sân thì không ít người lại thể hiện những điều ngược lại trên sân golf. Thua thì họ cay cú, rồi mắng chửi, đổi lỗi cho Caddy một cách rất vô lý''.
Ngoài nỗi ám ảnh về thời tiết khắc nghiệt, khách khó tính, thì nỗi sợ hãi của Lan Anh (Caddy sân golf FLC) còn có thêm từ "phạt''. Đi làm muộn bị phạt, khách phàn nàn bị phạt, làm mất đồ của khách bị phạt, không nhặt rác khi đi sân bị phạt… Và phạt tiền là hình thức nhẹ nhàng nhất. Bên cạnh đó, Lan Anh cũng cho biết: “Ban đầu khi mới đi làm, bị gọi bằng số mình cũng cảm thấy hơi khó chịu vì thấy không được tôn trọng. Tuy nhiên cũng phải chấp nhận và dần dần trở thành cách gọi cũng rất bình thường”.
Trên đây là những thông tin thú vị về nghề Caddy mà Smarty Golf chia sẻ với các bạn. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, thi công phòng golf 3D hoặc mua các sản phẩm, thiết bị golf chính hãng với giá hấp dẫn hãy liên hệ theo hotline 0985.631.37 - 0985.163.687 để được tư vấn tận tình.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, SmartyGolf sẽ tư vấn tận tâm để bạn lựa chọn được những gói dịch vụ, sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất. Đặc biệt, SmartyGolf còn thường xuyên tung ra những chương trình khuyến mãi khủng, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng.
SMARTY GOLF CO.,LTD
Địa chỉ: Shophouse A8-08, An Bình City, 232 Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Hotline: 0985.631.37 - 0985.163.687
Email: Smartygolf@gmail.com
Website: SmartyGolf.com